OMI VIỆT NAM::Hiến sĩ là ai? Tin Hội dòng Hiến sĩ là ai? Hiến Sĩ luôn gần gữi với mọi người, hòa nhập vào cuộc sống thường ngày của mọi dân tộc. Chúng tôi là những nhà truyền giáo. Chúng tôi bắt đầu từ 200 năm trước, vào ngày 25 tháng 1 năm 1816, khi cha Mai Thiên Lộc và bốn người bạn cùng với nhau thực hiện việc truyền giáo tại Provencal, ở một vùng nông thôn miền Nam nước Pháp. Còn ngày nay, chúng tôi đã có bao nhiêu thành viên? Chúng tôi ở những nơi đâu? Chúng tôi có khoảng 4000 Hiến sĩ ở mọi độ tuổi và cấp bậc, chủng sinh, linh mục, tu huynh! Trong số này có 580 chủng sinh đã thực hiện sứ vụ đầu tiên. Trong những nơi có số chủng sinh nhiều nhất, dẫn đầu là ở châu Phi, với 165 thanh niên trẻ đang trong quá trình huấn luyện. Chúng tôi hiện diện ở 5 châu lục. Những hạt giống từ miền Aix-en-provence đã phát triển mạnh: hơn 700 ở châu phi, 1450 ở châu Âu, 360 ở châu Mỹ La tinh, 750 ở Canada, 480 ở Mỹ. Và chúng tôi làm những gì? Chúng tôi làm mọi thứ. Chúng tôi không lựa chọn, không từ chối đáp ứng bất cứ nhu cầu khẩn thiết nào…Trước đây, nhiều giám mục đã đến gặp Đấng Sáng Lập và nói: “Tôi không có bất cứ ai…” để nhờ ngài giúp đỡ xem xét gửi anh em Hiến sĩ đến đây hoặc đến đó. Và điều này vẫn tiếp tục đến ngày nay. Bạn thấy đó, đây là vấn đề của sự đam mê vào công việc truyền giáo… Bất cứ ai muốn trở thành một trong số chúng tôi thì phải có một khát khao cháy bỏng đạt tới sự hoàn thiện, được đốt cháy với tình yêu của Đức Ki tô và Giáo Hội và đặc biệt là nhiệt huyết cứu rỗi linh hồn. Chúng tôi là những người dành riêng cho Tin Mừng, những người sẵn sàng từ bỏ mọi sự để trở thành môn đệ Đức Ki-tô. Cộng đoàn tông đồ của Đức Ki-tô là hình mẫu của của cuộc sống chúng tôi. “Như cộng đoàn tông đồ, loan truyền” Đức Ki-tô và cuộc khổ nạn của Ngài không phải chỉ bằng lời nói. “Điều đó có nghĩa là chúng ta suy ngẫm trong tim mình những điều chúng ta tuyên bố, và chúng ta hành động trước khi giảng dạy” (Luật dòng số 1826) Bất cứ nơi đâu chúng tôi làm việc, sứ vụ của chúng tôi đặc biệt hướng tới những người khao khát được cứu rỗi linh hồn và hy vọng điều mà chỉ Đức Ki tô mới có thể mang lại đầy đủ. Đấng Sáng Lập đã để lại cho chúng tôi 1 luật: “giữa anh em hãy thực thi bác ai, bác ái và bác ái và nhiệt huyết trong việc cứu rỗi các linh hồn. ” Trong sự trung thành đối với di chúc, sự hăng hái của mỗi người được duy trì liên tục bởi điều luật bác ái giữa các anh em. Tinh thần cởi mở, nhất là tinh thần quả cảm thường xuyên là con đường mà các anh em của chúng tôi đã đi theo, và sự thánh thiện của những anh em này đã được Giáo Hội công nhận: Thánh Eugene de Mazenod, chân phước Giuse Gia Hòa, chân phước Chế Bích La, các chân phước Hiến sĩ tủ đạo Tây Ban Nha, á thánh Jozef Cebula, và nhiều anh em khác mà tinh thần của họ được ghi trong Trái Tim Thiên Chúa. “Luôn luôn gần gũi với mọi người và làm việc với họ, Hiến sĩ sẽ giữ được tinh thần ân cần chu đáo không ngừng nghỉ đối với khao khát và giá trị của họ…”. “Gần gũi”, một từ mà mọi người thường dùng để nói đến chúng tôi. Chúng tôi không cầu kỳ phức tạp. Điều này thể hiện rất rõ trong cách chúng tôi chào đón mọi vị khách. Cha De Mazenod có một trái tim rộng lượng, Ngài có một khả năng cảm thông với người khác rất tuyệt vời, và những điều này cũng có nơi chân phước Giuse Gia Hòa, “khi ngài sống ẩn dật với người Basotho (phi châu), yêu họ, luôn yêu họ, và yêu họ mọi nơi mọi lúc.” Ngài cũng biết đến Vị Sáng Lập từ thời trai trẻ. Sự gần gũi với con người này làm chúng tôi học tập ngôn ngữ của họ, trở thành một thành viên của họ, nó làm chúng tôi sống với những công nhân ở châu Mỹ latinh hay ở Pháp, làm bạn với những người di dân, phụ giúp trong trường học, bệnh viện .Điều đó giúp chúng tôi tránh khỏi những cám dỗ của danh lợi, và đó cũng là lý do tại sao mọi người yêu mến chúng tôi và rơi nước mắt khi chúng tôi ra đi. Công việc chủ yếu của chúng tôi là “…mang Tin Mừng đến mọi người chưa biết đến…và ở những nơi xứ đạo, bổn phận của chúng tôi là đến với những nhóm đang quên lãng Tin Mừng” Giáo Hội luôn cần đổi mới, được làm sống lại niềm tin và sâu sắc hơn. Điều này là nhiệm vụ của sứ vụ tại các xứ đạo với những việc thực tế như thăm các gia đình, những buổi gặp gỡ và cầu nguyện trong những nhóm nhỏ, những Thánh Lễ ở giáo xứ! Sau đó, tìm ra phương cách nào để giúp thế giới hiện đại, tương lai tiếp tục khám phá tinh thần phong phú của Đức tin Kitô giáo? Đây là một câu hỏi lớn. Sự hiện diện đáng kể của chúng tôi ở những nơi sùng kính Đức Maria có thề là sự bắt đầu cho câu trả lời. Thực sự, chúng tôi ở Lộ Đức từ năm 1985 – và cũng hiện diện những nơi sùng kính Mẹ ở Belleville, Illinois, Mỹ, Ba Lan, Srilanka và nhiều nơi hành hương nhỏ hơn. Gần đây nhất, chúng tôi thành lập một cộng đoàn ở Loreto, Ý. Nhiều đoàn hành hương đến những nơi này. Họ tìm kiếm sự trải nghiệm, sự biến đổi và ánh sáng cho cuộc đời họ. Và chúng tôi phải “phục vụ họ” những thức ăn hằng sống của Lời Chúa bằng ngôn ngữ ngày nay. “Do vậy, họ có niềm vui và niềm vui của họ nên trọn vẹn” như lời thánh Gioan. Thư Do Thái nói rằng Mose đã đi như là ông đi theo một người vô hình. Điều này cũng gần giống với tình trạng của chúng ta. Thế giới thay đổi, những con người ngày nay đấu tranh để có việc làm, xây dựng cuộc sống họ, nuôi những đứa con, vui chơi giải trí khi có dịp. Những mục tiêu này lẫn lộn với nhau, chúng giống như cổ phiếu vậy, lên hoặc xuống và chúng ta mua bán chúng! Mỗi chúng ta hoạt động, làm việc cho cuộc sống của chúng ta như thể chỉ có một mình chúng ta trong thế giới vậy! Sự lựa chọn của chúng tôi dường như không hợp với thế hệ ngày nay. Sự cao thượng, lòng vị tha, tính cộng đồng…Thiên Chúa…không còn là những giá trị phổ biến! Tinh thần trách nhiệm của con người ngày nay đối với cuộc sống là đáng báo động! Điều đó làm nảy sinh vấn đề về nhu cầu xã hội ngày nay… Sự nghèo đói này mang ý nghĩa về thần học thiêng liêng. Thiên Chúa, trong hình ảnh con người, hằng ngày đang sống trong điều kiện của con người, đặc biệt đang sống trong điều kiện nghèo khó đó! Điều này có thể chịu được sao? Chúng ta có thể không trợ giúp sao? Chính chúng ta không thay đổi những “hậu quả của tội lỗi” mà đã gây ra những điều này sao? Lĩnh vực rộng lớn khác đó là đối thoại liên tôn giáo. Sự xung đột với các tôn giáo Phật giáo, Hồi giáo, Ấn giáo làm nảy sinh nhiều câu hỏi mới ở phương Tây. Nếu như các nhà chính trị chỉ đến bây giờ mới nhận ra điều này thì nhiều năm trước, những anh em của chúng tôi làm việc trong lĩnh vực này đã cố gắng tạo ra những cầu nối nhằm tránh những nghi ngờ và những cuộc xung đột. Trong vấn đề này, chúng tôi phải nói đến cha Marcello Zago, cựu bề trên tổng quyền, ngài đã qua đời khi đang là tổng giám mục và là thư ký của hội Dòng phụ trách về việc truyền bá Phúc Âm, người có vai trò quan trọng trong cuộc gặp mặt lịch sử giữa những nhà lãnh đạo tôn giáo toàn thế giới ở Assisi năm 1986! Đó là một khởi đầu lớn, nhưng còn nhiều điều cần thực hiện, và chúng tôi có trách nhiệm trong vấn đề này. Do vậy, chúng tôi đang đứng trước tình hình mới, với những vấn đề mới, cả ở trong và ở ngoài. Đây là thời đại của tinh thần quả cảm. Ngày 15 tháng 07 Năm 2016 Gửi bài viết cho người thân / bạn Tên người gửi Email người gửi Tên người nhận Email người nhận Tiêu đề Email Gửi Bài liên quan Khấn trọn đời: Sống niềm vui Tin Mừng một cách triệt để Đón nhận Hiến Pháp và Quy Luật: Lời mời gọi đến một "cuộc hoán cải thứ hai" Thư của Cha Bề trên Tổng quyền mừng ngày kỷ niệm 199 năm Đức Giáo Hoàng chuẩn nhận Hiến Pháp và Quy Luật Khóa “Về Nguồn Mai Thiên Lộc” Bằng Tiếng Pháp, Tháng 4 Năm 2023 Mừng lễ thánh I-giê-ni-ô Mai Thiên Lộc Chuẩn bị mừng lễ thánh I-giê-ni-ô Mai Thiên Lộc: ngày 4 Chuẩn bị mừng lễ thánh I-giê-ni-ô Mai Thiên Lộc: ngày 3 Thư Của Cha Bề Trên Tổng Quyền Nhân Ngày Mừng Kỷ Niệm 197 Năm Chuẩn Nhận Hiến Pháp Và Quy Luật Dòng Thông Điệp của Tổng Tu Nghị 37 Cha Tổng Quyền Viếng Thăm Ukraine