OMI VIỆT NAM::Chiêm Ngắm Trái Tim Đức MARIA Mẹ Vô Nhiễm Chiêm Ngắm Trái Tim Đức MARIA Thường trong các sách Tin Mừng, người ta khâm phục mầu nhiệm Đức Giêsu. Sự khâm phục này vẫn còn cho đến ngày nay, đặc biệt khi chúng ta có dữ liệu Thánh Kinh. Những năm tháng thời thơ ấu của Đức Giêsu như thế nào? Ngài làm thế nào để có thể học biết cảm thông, yêu thương, kể chuyện và cất đi mọi rào cản? Mối tương quan của Ngài với Đức Maria và thánh Giuse ra sao? Các ngài đã giáo dục Đức Giêsu như thế nào? Các Tin Mừng chỉ tập trung vào đời sống của những người thân cận với Đức Giêsu, cách riêng là Đức Maria, thân mẫu của Ngài. Chúng ta không biết rõ các sự kiện trong đời sống của Đức Maria. Các sự kiện này không phải là mục tiêu của các Tin mừng. Mục tiêu của các Tin Mừng là chúng ta biết Đức Giêsu, nhận thức về ý nghĩa vai trò của Đức Giêsu, của Đức Maria và những người bạn đồng hành khác, mục đích để ngày càng sống thân mật với Thiên Chúa và nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của chúng ta. Các Tin Mừng cung cấp cho chúng ta một vài trình thuật nhằm mời gọi chúng ta chiêm ngắm trái tim của Thân Mẫu Đức Giêsu. Các câu chuyện này làm cho chúng ta thán phục, một sự thán phục mời gọi chúng ta đi vào suy niệm, cầu nguyện và vâng phục thực sự đối với tình yêu mà Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta. Chúng ta cũng được thuyết phục bởi điều kỳ diệu mà thánh Luca chia sẻ cho chúng ta biết về cảm nghiệm của Đức Maria khi Mẹ đứng trước lời chào của sứ thần. Khi chúng ta gặp được Đức Maria trong bản văn này, hẳn chúng ta cũng thắc mắc: “Lời chào này có ý nghĩa gì?” Trong bài suy tư này, chúng ta sẽ thấy ngạc nhiên ngang qua câu chuyện của Thân Mẫu Đức Giêsu khi chúng ta suy chiêm một vài bản văn Tin Mừng nói về Đức Maria. Đây không phải là một bản nghiên cứu Kinh Thánh với “những câu trả lời chính xác” góp nhặt từ những câu chuyện về Đức Maria. Đây là một bài chia sẻ giúp cầu nguyện, đồng hành tĩnh tâm cá nhân hoặc chia sẻ cảm thức đức tin trong một gia đình, một nhóm hoặc một Hội dòng. Khi Thần Khí hướng dẫn các bạn, tôi hy vọng bạn cũng sẽ thắc mắc và như Đức Maria, các bạn “hãy suy gẫm tất cả những điều này” trong lòng. Mong sẽ gặp lại Mẹ như lần đầu! TƯƠNG QUAN GIỮA TÔI VÀ MẸ MARIA Giống như nhiều người trước Công đồng Vaticano II, lòng sùng kính của tôi dành cho Mẹ Maria bắt nguồn từ mẹ ruột của tôi, người luôn yêu mến Mẹ Maria. Khi tôi được phép ra ngoài ban đêm, tôi bắt đầu đi đến nhà thờ giáo xứ vào mỗi đêm thứ sáu để cầu nguyện cùng Đức Mẹ Sầu Bi. Suốt giai đoạn học lớp tám và thời trung học, tôi đã đi nhà thờ để gặp bạn bè và sau đó là cầu nguyện. Ngay cả khi tôi tham dự đêm thứ sáu ở câu lạc bộ Hi thì những điệu nhảy dành cho tuổi trẻ ở cổng nhà thờ xứ, tôi bắt đầu ý thức đi nhà thờ để tôn sùng Đức Mẹ Bảy Sự Thương Khó. Thời trẻ đau buồn của tôi đã tìm thấy niềm an ủi nơi lòng can đảm vượt qua đau thương của Mẹ Maria. Khi còn ở trung học, Học viện Đức Bà, tôi đã tham gia Hội Ái Hữu, một hội đoàn dâng mình cho Đức Maria. Những năm tháng tinh tuyền này đánh dấu bằng đời sống cầu nguyện, công việc bác ái, và sống tình bạn. Những năm tháng non trẻ thời trung học, trong khi Hội trưởng Hội Ái Hữu hăng say với những cuộc hành hương đến với Đức Mẹ, thì tôi không mấy quan tâm. Tuy nhiên, tôi đã khám phá ra rằng tôi thực sự có chút “ghen” với Đức Mẹ. Người trẻ tuổi thường mong ước chinh phục độ cao. Trong thâm tâm, tôi nghĩ, nếu Đức Mẹ đã có một địa vị cao nhất trên thiên đàng, thì tại sao tôi lại mong chờ một thứ gì khác nữa chứ? Thế là tôi rời khỏi Hội đoàn này. Sau cuộc vật lộn ấy, trong năm cuối của mình, với chút “ưu tư” về Đức Mẹ, và rồi một cách tiệm tiến, tôi nhận ra rằng yêu mến Chúa Con cũng đồng nghĩa với việc yêu mến Đức Mẹ, thế rồi tôi đã chuẩn bị gia nhập trường các nữ tu thuộc cộng đoàn Notre Dame, nghĩa là Đức Bà. Đúng theo truyền thống vào năm 1960, các nữ tu đã thay đổi tước hiệu mới, mang ý nghĩa một danh tính mới. Tôi đã khẩn cầu với tước hiệu Đức Maria Thập Giá, luôn ngưỡng mộ lòng can đảm ngay cả trong đau thương của Mẹ Maria. Khi tôi được đặt cho tên mới là Gioan Maureen, thì hình ảnh khắc ghi trong lòng tôi vẫn luôn là Mẹ Maria và thánh Gioan dưới chân thập tự. Càng nhận biết Chúa Giêsu, con của Mẹ, tôi càng yêu mến Mẹ hơn. LỜI MỜI GỌI SUY CHIÊM Trong bài viết này, tôi xin mời các bạn hãy suy chiêm. Thực sự chính Thần Khí, Đấng mà qua Kinh Thánh vẫn đang mời gọi hết thảy chúng ta suy chiêm. Sự chiêm ngắm mang nhiều ý nghĩa. Chính đây là con đường cầu nguyện, con đường hiện hữu, mà tất cả mọi người đều được kêu gọi. Là một nữ tu trẻ, tôi ngã theo một thể thức suy chiêm đặc biệt, một phương pháp nhấn mạnh việc làm rỗng tâm hồn giữa các hình ảnh và khái niệm để có khả năng tự do đi vào sự hiện diện của Thiên Chúa. Tôi cảm thấy thất bại. Trong những năm sau đó, tôi đã học một kiểu chiêm niệm khác, theo phương pháp của Ignatio. Thánh Ignatio Loyola, nhà thần bí đã sáng lập Dòng Tên, đã lưu ý vấn đề trọng tâm rằng, chiêm niệm có nghĩa là đưa chúng ta ra khỏi chính mình và đặt chúng ta hiện diện bên Chúa Giêsu. Gặp gỡ Chúa Giêsu trong sự hiệp thông tình yêu chính là mục đích của chiêm niệm, và cũng là con đường dẫn tới sự hiệp thông có thể liên quan tới một cách thức chiêm niệm khác nữa. Thay vì làm trống rỗng chính mình, thánh Ignatio giúp chúng ta đem toàn bộ con người của mình đi vào cầu nguyện. Trong phương pháp chiêm niệm của Ignatio, chúng ta sử dụng các Tin Mừng, năm giác quan, ký ức và trí tưởng tượng để xây dựng tương quan mật thiết với Chúa Giêsu. Khi xây dựng cấu trúc cầu nguyện, Ignatio mời gọi những người cầu nguyện đi vào trải nghiệm bối cảnh Tin Mừng với các giác quan và trí tưởng tượng, đôi khi trong vai trò là người quan sát nhưng thường thì với vai trò là người tham dự, dấn thân với Chúa Giêsu trong sứ vụ của Ngài. Cầu nguyện theo cách này, tôi bắt đầu suy chiêm Tin Mừng bằng sắc thái và âm thanh sống động mà Chúa Giêsu đã thân hành đến với tôi. Cách thức chiêm niệm của Ignatio dựa trên nền tảng Kinh Thánh và bám rễ sâu vào khả năng suy tưởng. Thánh Ignatio đòi hỏi những người thực hành phương pháp linh thao phải chiêm ngắm Chúa Giêsu được mô tả trong các Tin Mừng. Tôi đã chính thức nghiên cứu Kinh Thánh trước khi học hỏi và thực hành phương pháp chiêm niệm của Ignatio. Không giống như việc nghiên cứu Kinh Thánh mang tính học thuật của tôi, cách thức cầu nguyện này dẫn tôi đi vào một cuộc gặp gỡ hết sức cuốn hút với Lời sự sống. Cầu nguyện theo truyền thống của Ignatio, tôi bắt đầu chiêm ngắm Chúa Giêsu trong ánh sáng mới. Tôi cũng bắt đầu chiêm ngắm Mẹ Maria trong ánh sáng mới. Người ta không thể nào đi vào Tin Mừng mà lại không gặp gỡ Mẹ Maria. Mẹ là hiền mẫu của Đấng mà tôi đã say yêu. Những khát vọng của tôi đều được đánh thức trong những tháng ngày của tuổi ba mươi. Các giác quan của tôi đều rất sống động, giống như Gioan đã hát cho Anna, còn tôi thì hát cho Chúa Giêsu: “Xin làm cho con được no thỏa!”. Trí tưởng tượng của tôi hết sức sống động, và giờ đây ơn này được gia tăng nhờ khả năng ấy còn lớn lao hơn phương pháp chiêm niệm đã qua 400 năm tuổi. Khi chuẩn bị cho việc mừng lễ Chúa Giáng Sinh năm này qua năm khác, tôi đã cố gắng làm một cái máng cỏ bằng gỗ rồi đặt bức tượng Đức Maria vào trong đó. Nhờ các đoạn văn Tin Mừng, giờ đây, tôi có khả năng đi vào cuộc đời của Mẹ Maria, chiêm ngắm Mẹ và những cảm xúc của Mẹ, khát vọng của Mẹ, đức tin của Mẹ, lòng nhiệt thành sâu thẳm của Mẹ dành cho Thiên Chúa, sự tận tụy mà Mẹ dành cho người bạn trăm năm của Mẹ và đặc biệt cho người con yêu dấu của Mẹ. Tôi mãi mãi trân quý tước hiệu “Đức Maria Thánh Giá”, chiêm ngắm Mẹ luôn hiện diện dưới chân thập giá. ĐỨC MẸ VÀ SỨ VỤ HIỆP NHẤT Trường học các nữ tu Đức Bà (S.S.N.D) được hiệp nhất là niềm khao khát sâu sắc của trái tim Chúa Giêsu. Khi Công đồng Vaticanô II yêu cầu các Hội dòng tái khám phá “linh đạo” của mình, một món quà của Chúa Thánh Thần hoạt động cách mạnh mẽ trong Hội dòng. Tôi bắt đầu nhận thấy sự lôi cuốn đến từ các nữ tu này, ngay cả khi còn là thiếu niên, bắt nguồn từ đời sống cộng đoàn của họ. Yêu thương nhau, chúng tôi những cô gái, S.S.N.D tại học viện Đức Bà đã sống và được nuôi dưỡng trong sự hiệp nhất. Việc nắm giữ linh đạo của chúng tôi, sau công đồng Vatican II, chúng tôi những nữ tu đã can đảm để hiệp nhất với Đức Kitô, “nên một”, Ngài đã chịu chết để nỗ lực “tạo nên một gia đình mới, tất cả những người con cái Thiên Chúa còn đang tản mác” (Ga 11:52). Qua những đặc nét chiêm niệm của thánh I nhã, đó là một bước đơn giản để kết luận rằng Mẹ Maria cũng phải chia sẻ mong muốn sâu sắc của Chúa Giêsu rằng tất cả có thể nên một (Ga 17,11). Trong khi suy nghĩ và cầu nguyện, tôi bắt đầu ngạc nhiên về việc Mẹ Maria đã thực hiện sứ vụ hiệp nhất này như thế nào sau khi Chúa phục sinh dưới ơn ban của Chúa Thánh Thần. Mẹ Maria đã cộng tác thế nào vào việc loan truyền Chúa phục sinh? Làm thế nào Mẹ có thể tiếp tục làm việc đó? Một số người Công giáo ngày nay có thể có xu hướng tập trung vào tín điều và việc hiện ra của Mẹ Maria. Tôi phải thừa nhận rằng các học thuyết và sự hiện ra của Mẹ Maria không làm tôi hứng thú. Tuy nhiên, trong sự hướng dẫn của Thần Khí, bất cứ khi nào những người trực tiếp đi một chuyến hành hương đến Guadalupe hoặc một đền thờ Đức Mẹ ở châu Âu, nơi Mẹ Maria đã từng hiện ra, họ đều cảm nghiệm một điều rằng điểm gây ấn tượng mạnh nhất với họ là sự rộng lượng và lòng hiếu khách của người dân thị trấn. Trải nghiệm của riêng tôi khi đến thăm Knock ở Ireland, Fatima ở Bồ Đào Nha và Lộ Đức ở Pháp là một trong những sự tràn đầy hiệp nhất. Khi tôn vinh Đức Maria, dân Chúa thực sự trở thành một gia đình mới của Chúa. Chúa Giêsu lôi kéo tất cả chúng ta là những đứa con của Ngài bị phân tán khắp nơi, đến với chính Ngài khi Ngài được nâng lên (Ga 11,33), Mẹ Maria cũng có cách lôi kéo chúng ta đi vào sự hiệp nhất mà Chúa Giêsu cầu nguyện. Mẹ Maria có thể giúp làm cho cuộc tử nạn của Chúa Giêsu được quang tỏa để tất cả có thể nên một, nỗi khao khát của Ngài cho sự hiệp nhất giữa tất cả các Kitô hữu. Tôi muốn chia sẻ sứ vụ của Mẹ Maria cho tất cả các quốc gia, mọi dân tộc, mọi cá nhân và mọi cộng đồng được biết và yêu mến Chúa Giêsu. Tôi viết suy tư này để thông qua việc cầu nguyện với các bản văn Tin Mừng và sử dụng trí tưởng tượng của riêng bạn, bạn cũng có thể tham gia vào sứ vụ này. Đối với các sứ vụ của Mẹ Maria và Chúa Giêsu là một và giống nhau: tất cả mọi thụ tạo đều nghe Tin Mừng về tình yêu và lòng trung tín của Thiên Chúa, và trong việc vâng lời Chúa Thánh Thần, đến với nhau như một cộng đoàn yêu thương. CÁCH THỨC GẶP MẸ MARIA Sử dụng Kinh Thánh, chúng ta sẽ làm quen với Mẹ Maria, được biết đến khi trưởng thành. Trong giáo dục thần học dành cho người trưởng thành, giáo sư phải tôn trọng sinh viên trưởng thành có suy nghĩ, cảm xúc và kinh nghiệm về chủ đề đang được cân nhắc. Sau khi dành thời gian để suy gẫm về chủ đề này, trước tiên, giáo sư mời chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của sinh viên trong các nhóm hai hoặc ba người. Sau đó, giáo sư tổng hợp một số kinh nghiệm của nhóm, đúc kết kiến thức và kinh nghiệm của họ vào những gì lĩnh hội từ truyền thống Kinh Thánh, hoặc về những giáo huấn của Giáo hội. Sau khi giảng dạy, cần có thời gian để suy nghĩ cá nhân, những câu hỏi để làm rõ, và sau đó là một khoảng thời gian mà người học trưởng thành suy gẫm: Điều gì đã khẳng định kinh nghiệm của tôi? Điều gì đã thách thức và kéo dài nó? Tôi cần những thái độ hay hành vi nào của tôi cần thay đổi? Tôi muốn biết thêm điều gì nữa? Đây là phương pháp chúng tôi sẽ sử dụng và gợi ý tới bạn. Sau khi trích dẫn một đoạn Kinh Thánh mô tả Mẹ Maria, tôi sẽ yêu cầu bạn phản tỉnh. Điều đó có nghĩa là tập trung vào kinh nghiệm của chính mình. Chạm vào cảm xúc, khao khát, hiểu biết, câu hỏi và kinh nghiệm của bạn, cho dù bạn đang suy gẫm một mình hay trong một nhóm. Đôi khi tôi sẽ mời bạn đối thoại với Chúa Giêsu hay Mẹ Maria, hoặc chia sẻ với một nhóm, một người bạn, một ai đó bất kỳ, gia đình, cộng đoàn hoặc ít nhất ghi lại trong một nhật ký. Sau đó, tôi sẽ yêu cầu bạn suy gẫm theo những đặc nét chiêm niệm của thánh I nhã, trải nghiệm bối cảnh Kinh Thánh, hòa vào khung cảnh của bạn. Nếu bạn ở nhà với sự suy gẫm yên tĩnh hơn, hãy yên lặng và chờ đợi Chúa Thánh Thần gợi lên một chút khôn ngoan tốt nhất. Tiếp theo, tôi sẽ yêu cầu bạn tự hỏi, đặt câu hỏi cho cả bản văn Kinh Thánh và đời thực, đặc biệt là cuộc đời của Mẹ Maria, giống như Chúa Giêsu, đã lớn lên trong sự khôn ngoan và ân sủng trong suốt cuộc đời của Mẹ. Trong suốt thời gian chúng ta tiếp thu từng đoạn Kinh Thánh, tôi sẽ đưa ra một số lời bình luận về đoạn trích ngắn của Kinh Thánh mà bạn đọc và yêu cầu bạn suy đi nghĩ lại. Thay vì bạn hỏi tôi câu hỏi để làm rõ, tôi sẽ hỏi bạn và yêu cầu bạn dành đủ thời gian để suy gẫm về câu trả lời của chính bạn. Việc thực hành này giống như hấp thụ thức ăn, không phải trong một hoặc hai lần ngồi xuống, nhưng để được hấp thụ một cách kỹ lưỡng, hãy đào từ từ, tiếp thu với mục đích đến gần Mẹ Maria và Chúa Giêsu hơn. Cuối cùng, tôi sẽ mời bạn cầu nguyện. Nếu bạn là một nhóm hoặc gia đình muốn cùng nhau thực hiện phương pháp tiếp cận này, bạn có thể tập trung vào một thánh sử hoặc một chương. Cho dù cuộc gặp gỡ mỗi tuần hoặc mỗi tháng một lần, sẽ có rất nhiều điều để chia sẻ, miễn là mỗi thành viên chuẩn bị một cách cầu nguyện. Để kết thúc cuộc gặp gỡ, người chủ sự hoặc mỗi thành viên có thể chia sẻ một lời cầu nguyện thể hiện rõ nhất cảm nhận của mình. Không tiết lộ ra bên ngoài là điều bắt buộc, cũng như sự tôn trọng đối với trải nghiệm của mọi người. Không có vấn đề đúng hay sai trong việc chia sẻ đức tin, và không có sự điều chỉnh hay thảo luận; hy vọng một số người thậm chí sẽ nghĩ ra cả bên ngoài. Nếu nhóm có thể cởi mở với tất cả kinh nghiệm của các thành viên, người chủ sự của nhóm đó có thể chỉ đơn giản là người giữ thời gian, chuyển các thành viên từ phần cầu nguyện này sang phần khác và báo hiệu khi lời cầu nguyện kết thúc được đưa ra. Cuối cùng, qua phần suy tư của mình, tôi muốn cung cấp một cái nhìn tổng quan cần thiết về Mẹ Maria được miêu tả trong Kinh Thánh, cũng như một số suy tư thêm về giá trị của trí tưởng tượng trong việc thực hành tôn giáo khả dĩ giúp suy gẫm, cầu nguyện và chia sẻ cá nhân trong một nhóm. Tôi sẽ cầu nguyện cho bạn khi bạn đến bên Mẹ của chúng ta, Mẹ của Đấng mà chúng ta yêu mến. Bro. Joseph Thái,omi – Bro. Piô Tình,omi chuyển ngữ từ tác phẩm “Into the Heart of Mary” của tác giả Rea McDonnell, S.S.N.D., (USA: School Sisters of Notre Dame, 2009). Ngày 11 tháng 05 Năm 2020 Gửi bài viết cho người thân / bạn Tên người gửi Email người gửi Tên người nhận Email người nhận Tiêu đề Email Gửi Bài liên quan Triển lãm các ảnh tượng Đức Mẹ được đội triều thiên tại đền thờ Thánh Phêrô ĐTC Phanxicô gửi thư cho hai đền thánh Đức Mẹ Guadalupe kết nghĩa ở Mexico và Tây Ban Nha Tượng Đức Mẹ khổng lồ và đầy xúc cảm tại Nagasaki Trong thời gian Đại dịch COVID-19, tôi đã vẽ một bức tranh… Chúng ta đang chờ Mẹ bảo lãnh Vu Lan - Nhớ Mẹ trên trời Đức Maria Vô nhiễm nguyên tội và tầm quan trọng của tín điều trong đời sống Kitô hữu Đức Mẹ của Kinh Thánh và Đức Mẹ của lòng sùng kính Đức Maria, Đấng can thiệp cho người nghèo (Ga 2,1-12) Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, tầm quan trọng của tín điều trong đời sống Kitô hữu